1. Mục đích, ý nghĩa của sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố?
Trả lời: Việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố để đảm bảo quy mô số hộ gia
đình theo quy định, góp phần tinh gọn bộ máy, giảm số người hoạt động không chuyên
trách, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ ở cơ sở; đồng thời tạo thuận lợi để các thôn,
tổ dân phố củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân.
2. Các nguyên tắc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố?
Trả lời: – Theo tiêu chí quy mô số hộ gia đình của thôn, tổ dân phố quy định tại Thông tư
số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ về tổ chức và hoạt động của thôn,
tổ dân phố quy định: Điều kiện thành lập mới thôn, tổ dân phố ở các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc là thôn có từ 150 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có từ 200 hộ gia
đình trở lên. Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 50% thì phải
sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề; các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy mô số hộ
gia đình trở lên thực hiện sáp nhập ở những nơi đủ điều kiện. – Theo yếu tố đặc thù: Nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn
dân; có địa hình chia cắt phức tạp, biệt lập; có yếu tố khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng,
tôn giáo, yếu tố về sinh hoạt cộng đồng theo thôn, làng truyền thống…
3. Về số lượng thôn, tổ dân phố, các chức danh và tổng số người làm việc tại
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh hiện nay? Kinh phí chi trả cho người làm việc
tại thôn, tổ dân phố hằng năm?
Trả lời: – Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.292 thôn, tổ dân phố, tiểu khu trong đó có 1.104
thôn và 188 tổ dân phố, tiểu khu. – Có 13 chức danh làm việc tại thôn, tổ dân phố (Bí thư, Trưởng thôn/Tổ trưởng,
Trưởng Ban CTMT, các chi hội trưởng: Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh, Nông
dân, Người cao tuổi, Khuyến học, Chữ thập đỏ, Y tế thôn, tổ, Thôn đội trưởng, An ninh
cơ sở). – Tổng số người làm việc tại thôn, tổ dân phố hiện nay khoảng 16.000 người.
– Kinh phí chi trả phụ cấp, hỗ trợ hằng tháng và các chế độ chính sách khác cho
người làm việc tại thôn, tổ dân phố khoảng 180 tỷ đồng/năm (bình quân chi trả 1 thôn,
tổ = 140 triệu/năm).
4. Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu thôn, tổ dân phố, tiểu khu thuộc diện phải sáp
nhập?
Trả lời: Đối chiếu quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì toàn tỉnh Bắc Kạn có 947 thôn, tổ dân phố, tiểu khu
thuộc diện phải sáp nhập = 73%. Trong đó, 840 thôn có quy mô số hộ gia đình dưới
50% theo quy định (dưới 75 hộ gia đình) và 107 tổ dân phố, tiểu khu có quy mô số hộ
gia đình dưới 50% theo quy định (dưới 100 hộ gia đình).
5. Chế độ, chính sách của thôn và người dân tại thôn đặc biệt khó khăn sau khi
sáp nhập được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Căn cứ Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban
Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thôn hình thành
sau sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN:
1. Các chế độ chính sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt
CTMTQG DTTS&MN): – Trường hợp sáp nhập toàn bộ các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của
CTMTQG DTTS&MN với nhau thì được tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách như
trước thời điểm sắp xếp cho đến khi cho đến khi cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa
đổi, bổ sung, thay thế hoặc hết thời hạn của Chương trình. – Trường hợp sáp nhập toàn bộ các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của
CTMTQG DTTS&MN với các thôn không hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG
DTTS&MN thì tại khu vực đang hưởng chế độ, chính sách tiếp tục được thực hiện cho
đến khi cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thôn hình thành sau sáp nhập đủ
điều kiện hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN tiếp tục thực hiện chế
độ, chính sách cho đến hết thời hạn của Chương trình.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định thôn hình thành sau sáp nhập không
đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN thì khu vực đang
hưởng chế độ, chính sách trước sáp nhập tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách cho đến
hết thời hạn của Chương trình.
2. Chế độ chính sách đối với thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
– Trường hợp thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn sáp nhập với thôn thuộc diện
đặc biệt khó khăn thì sau khi sáp nhập tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách như trước
khi sáp nhập. – Trường hợp thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn sáp nhập với thôn không thuộc
diện đặc biệt khó khăn thì việc áp dụng các chế độ, chính sách trên địa bàn được thực
hiện như thời điểm trước khi sáp nhập thôn cho đến khi có quyết định của cơ quan có
thẩm quyền.
6. Sau khi sáp nhập, tên thôn, tổ dân phố thay đổi có ảnh hưởng đến việc
thực hiện chế độ, chính sách, chương trình, dự án của thôn, tổ dân phố hay không?
Trả lời: Theo Công văn số 1303/UBDT-CSDT ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân
tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thô hình thành sau
sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN:
Các thôn đang hưởng chế độ, chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 nếu
sau sắp xếp thay đổi về tên gọi thì sử dụng tên gọi mới để thực hiện các chế độ, chính sách
như trước khi sắp xếp.
Các thôn đặc biệt khó khăn sau khi sắp xếp có sự thay đổi về tên nhưng không có sự
tác động, ảnh hưởng đến quy mô diện tích, ranh giới của thôn thì sử dụng tên gọi mới để
thực hiện các chế độ chính sách như trước khi sắp xếp.
7. Việc kiện toàn các tổ chức và thực hiện chế độ chính sách đối với người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được thực hiện như thế nào?
Trả lời: – Việc kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị ở thôn, tổ dân phố được thực
hiện theo quy định của Điều lệ từng tổ chức và các văn bản pháp luật hiện hành của
Trung ương và của tỉnh. – Nhân sự do cấp ủy, chính quyền và đoàn thể cấp xã lựa chọn, đảm bảo chất lượng,
hiệu quả và theo tiêu chuẩn quy định; ưu tiên những người đang tham gia công tác tại
thôn, tổ dân phố trước khi sáp nhập và phù hợp với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ
CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ. – Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân
phố dôi dư sau sắp xếp được thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương và của
tỉnh.
8. Quy trình lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố được thực
hiện như thế nào?
Trả lời:
Sau khi xây dựng xong dự thảo Đề án của cấp xã, UBND xã tổ chức họp nhân dân
để xin ý kiến cho dự thảo đề án và tổ chức lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu kín. Mời
cử tri đại diện hộ gia đình thuộc các thôn, tổ dân phố dự kiến sắp xếp, sáp nhập, đổi tên
thôn, tổ dân phố tham dự họp, cuộc họp được tiến hành khi có 80% trở lên tổng số đại
diện chủ hộ của các thôn, tổ có mặt.
Khi thực hiện tổ chức cuộc họp để xin ý kiến Nhân dân cần phải có biên bản và
lập danh sách các hộ gia đình tham dự cuộc họp. Các hộ không tham dự cuộc họp thì
UBND cấp xã phải gặp trực tiếp để xin ý kiến bổ sung và tổng hợp biên bản.
Sau khi hoàn tất việc xin ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình, UBND cấp xã lập biên
bản tổng hợp kết quả xin ý kiến và lập Bảng tổng hợp kết quả xin ý kiến. Trường hợp
Đề án được trên 50% cử tri đại diện hộ gia đình tham gia dự họp và lấy bổ sung đồng
ý tán thành thì UBND cấp xã tiến hành các bước tiếp theo (báo cáo Thường trực Đảng
ủy cấp xã; trình HĐND cấp xã thông qua nội dung Đề án; trình UBND cấp huyện) trong
Hướng dẫn số 1421/HD-SNV ngày 13/9/2024 của Sở Nội vụ1.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri đại diện hộ gia đình trong khu
vực thực hiện sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố tán thành thì UBND cấp xã
tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2 (thời gian giữa 02 cuộc họp không quá 4 ngày); nếu vẫn
không được trên 50% số cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn 5 ngày
làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp
huyện xem xét, quyết định.
9. Về tên gọi của thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập?
Trả lời: Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được
trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã.
10. Kinh phí thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố được thực hiện
như thế nào?
Trả lời: – Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm cấp nào do ngân sách cấp đó
đảm bảo; Đối với những đơn vị có khó khăn về kinh phí, UBND cấp xã báo cáo UBND
cấp huyện để xem xét, hỗ trợ đảm bảo có đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ thuộc trách
nhiệm của đơn vị.
11. Thời gian thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố?
Trả lời: – Thời gian hoàn thành Phương án tổng thể của các huyện, thành phố trước ngày
27/9/2024; – Thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập thôn, tổ của cấp xã trước
ngày 18/10/2024; – Thời gian trình HĐND các xã, phường, thị trấn thông qua Đề án trước ngày
25/10/2024; – Thời gian hoàn thành Đề án của các huyện, thành phố trước ngày 01/11/2024; – Thời gian hoàn thành Đề án của UBND tỉnh trước ngày 15/11/2024; – Thời gian UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết tại kỳ họp
chuyên đề tháng 11 hoặc tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.