Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cảm cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao
1.Khái niệm
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B gây ra.
Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính xuất hiện quanh năm và nhiều hơn khi thời tiết chuyển sang giao mùa đông-xuân.
- Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh
+ Đặc trưng của cúm mùa là đột ngột sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và đau khớp, khó chịu
+ Đau họng và chảy nước mũi. Nhưng cúm cũng có thể gây ra bệnh trầm trọng và chết người ở nhóm có nguy cơ cao.
+ Thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày. Cúm mùa lây lan rất nhanh và dễ dàng vì khi một người bị cúm ho các hạt nhỏ bị nhiễm bắn vào không khí và người khác hít chúng vào và trở nên phơi nhiễm.
- Biến chứng
+ Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…
- Phòng bệnh:
+ Chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng tiêm vắc xin cúm
+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân,
+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
+ Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
+ Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc xin cúm
- Đối tượng tiêm:
Trẻ em từ 06 tháng tuổi trở lên. Phụ nữ có thai và cho con bú. Người già trên 65 tuổi. Những người đã mắc bệnh nền như: bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… Chỉ cần tiêm 01 mũi duy nhất, phòng ngừa cho cả mùa cúm.